Xử lý nợ Trái Phiếu BĐS – Part 1

Những thay đổi từ chính sách và tác động của Nghị định 65/2022/NĐ-CP một mặt định hướng thị trường phát triển minh bạch, bền vững; mặt khác góp phần làm gia tăng căng thẳng tài chính trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp sau thời gian dài phát triển ồ ạt.

Để vượt qua những khó khăn này, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả chính phủ và nỗ lực thật sự của doanh nghiệp mới có thể cải thiện thanh khoản thị trường.

Theo thống kê của Phòng nghiên cứu WiGroup (WiResearch), dư nợ trái phiếu của ngành bất động sản hơn 387.000 tỷ đồng, bao gồm nợ gốc chậm thanh toán.

Năm 2023, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu bất động sản hơn 140.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trên toàn thị trường.

Trong năm 2024, mặc dù giá trị trái phiếu bất động sản đáo hạn giảm xuống còn 108.000 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tới 35% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trên toàn thị trường.

Áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp bất động sản đã kéo dài từ năm 2023 và sẽ tiếp tục trong hai năm tới với khoảng 118.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong năm 2025, chiếm 42% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn toàn thị trường.

“Đây là giai đoạn căng thẳng nhất trong giai đoạn được phân tích, phản ánh tiềm ẩn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành”, nhóm phân tích nhận định.

Thực tế trong hai năm vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp liên tục hoãn nghĩa vụ thanh toán, bao gồm các khoản nợ trái phiếu quá hạn do không thể thu xếp được dòng tiền.

WiResearch ước tính nợ trái phiếu bất động sản được gia hạn từ năm 2023 đến năm 2025 gần 30 nghìn tỷ đồng và từ năm 2024 gia hạn đến giai đoạn 2025 – 2026 khoảng 8.300 tỷ đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cho các doanh nghiệp về việc lên các phương án thanh toán. 

Các doanh nghiệp lớn như Sovico, Novaland và Saigon Glory (công ty con của Bitexco) đều đang đứng trước những thách thức lớn trong việc xử lý tài sản bảo đảm, cũng như cân đối nguồn thu để thanh toán dần các khoản nợ gốc và lãi cho trái chủ.

Sau những sự kiện lớn chưa có tiền lệ và niềm tin trên thị trường bất động sản gần như đổ vỡ, việc doanh nghiệp thuyết phục trái chủ tiếp tục đặt niềm tin vào các phương án khắc phục của mình cũng là một thách thức. Theo quy định hiện hành, các trái chủ nắm giữ từ 65% số trái phiếu đang lưu hành sẽ có quyền quyết định có chấp nhận phương án gia hạn của doanh nghiệp hay không.

Top10 doanh nhiệp có trái phiếu được gia hạn đến 2025 – 2026 cao nhất

Top 1: Novaland

Novaland và các công ty nằm trong hệ sinh thái NovaGroup đang đối mặt với khoản nợ trái phiếu khoảng 53.000 tỷ đồng. Vào ngày 28/6 vừa qua, Novaland đã thực hiện xin ý kiến và được trái chủ nắm giữ 66% lượng trái phiếu lưu hành đồng ý tái cấu trúc gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD với lãi suất 5,25%/năm, đáo hạn vào năm 2026 được quyền chuyển đổi thành cổ phần của Novaland.

Kể từ đầu năm, Novaland đã thông báo chậm thanh toán hàng loạt các lô trái phiếu như: Hơn 116 tỷ đồng nợ gốc và 2,5 tỷ đồng tiền lãi của lô trái phiếu NVLH2123007; gần 5.000 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu đáo hạn nhưng đến nay vẫn chưa có thông báo gia hạn hay thông tin thương lượng với trái chủ từ doanh nghiệp; 5.300 tỷ đồng trái phiếu có thông báo gia hạn lần đầu, 2.600 tỷ đồng trái phiếu gia hạn lần thứ 2, cùng nhiều biện pháp như tái cấu trúc nợ bằng tài sản, điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn…

‎Tại Tập đoàn Sovico, chiến lược tái cấu trúc chính là gia hạn kỳ hạn. Khoảng 9.600 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu đáo hạn trong năm 2023 nhưng đã được trái chủ thông qua gia hạn kỳ hạn đến năm 2025. Gần đây nhất, theo thông tin công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sovico bị phạt 92,5 triệu đồng vì chậm và không công bố thông tin về báo cáo định kỳ năm 2022, bán niên 2023 và tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với những trái phiếu còn dư nợ theo quy định.

Top 2 Sovico

Kể từ đầu năm, Novaland đã thông báo chậm thanh toán hàng loạt các lô trái phiếu như: Hơn 116 tỷ đồng nợ gốc và 2,5 tỷ đồng tiền lãi của lô trái phiếu NVLH2123007; gần 5.000 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu đáo hạn nhưng đến nay vẫn chưa có thông báo gia hạn hay thông tin thương lượng với trái chủ từ doanh nghiệp; 5.300 tỷ đồng trái phiếu có thông báo gia hạn lần đầu, 2.600 tỷ đồng trái phiếu gia hạn lần thứ 2, cùng nhiều biện pháp như tái cấu trúc nợ bằng tài sản, điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn…

‎Tại Tập đoàn Sovico, chiến lược tái cấu trúc chính là gia hạn kỳ hạn. Khoảng 9.600 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu đáo hạn trong năm 2023 nhưng đã được trái chủ thông qua gia hạn kỳ hạn đến năm 2025. Gần đây nhất, theo thông tin công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sovico bị phạt 92,5 triệu đồng vì chậm và không công bố thông tin về báo cáo định kỳ năm 2022, bán niên 2023 và tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với những trái phiếu còn dư nợ theo quy định.

CHỌN CĂN HỘ CHO DÂN VĂN PHÒNG

Bài này mình chia sẻ cách chọn mua căn hộ cho các bạn, các anh chị làm văn phòng, hay nói chung là người có thu nhập cố định hàng tháng (Không có tính đột phá)

Thấy đơn giản nhưng mình cần phải lưu ý một số tips sau khi cân nhắc mua căn hộ trả góp để ở:

  1. Pháp lý và năng lực xây dựng của CĐT rất quan trọng nếu mua để ở.
  2. Lưu ý gì khi mua vay ngân hàng?
  3. Chọn dự án “phù hợp” nhất như thế nào?

GIẢI QUYẾT TỪNG VẤN ĐỀ THÔI

  1. Pháp lý là câu chuyện ai cũng quan tâm khi mua tài sản có giá trị lớn như BĐS. Cách nhận biết đơn giản nhất là nếu dự án có một giấy phép cuối cùng để đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai đó là ” Giấy Phép XD ” thì là đã có đủ hồ sơ pháp lý để được phép bán hàng. Mọi người hay xem tới bước này là coi như tạm yên tâm về vấn đề pháp lý. Nhưng với nhân viên Văn phòng (NVVP) đặc biệt là các anh chị sợ rủi ro, hoặc tài chính không quá dư dả, chỉ vừa đủ mua một căn hộ đầu tiên thì bắt buộc phải quan tâm tới “Năng lực triển khai dự án của chủ ĐT, cái này thực sự quan trọng hơn và khó nắm bắt. Vì phải là người có hiểu biết rõ về năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp mới có thể nắm bắt được khả năng triển khai dự án. Về mảng thực lực triển khai dự án thì chỉ có thể là người trong cuộc mới rõ, tuy nhiên mình có thể nhận định bằng một số thông tin bề ngoài như: các dự án trước đây cdt có triển khai tốt không, cđt có đang bán hàng tốt không, có nhiều khách hàng quan tâm và đặt mua không, cái này thì Sale Bds giỏi có thể nắm bắt được. Thực chất mà nói thì nếu cdt bán được hàng thì sẽ có tiền để xây dựng. Cái này quan trọng nhất nhé!

2. Lưu ý khi vay ngân hàng.
Khả năng trả nợ là yếu tố quan trọng nhất. Nên nhìn vào năng lực và tính ổn định về nguồn thu nhập của mình trong dài hạn, cộng với dự đoán về lãi suất vay một cách thực tế nhất. Ước lượng khoảng lãi suất trong khoảng 10 năm gần nhất xem lúc lãi suất cao nhất thì mình có khả năng thanh toán không.
Phần lớn khách mua nhà lần đầu không lường trước điều này, thì nguy cơ rơi vào nợ xấu cao trong tương lai, khi lãi suất lúc tư vấn và lãi suất thả nổi của ngân hàng cao hơn nhiều.
Ví dụ: năm 2019 lãi suất cho vay của bank là khoảng 9.5% – 10.5%/ năm. Lúc này khi vay khoảng 2 tỷ thì mỗi năm số tiền lãi = 190-210 triệu/ năm <=> 15,8-17,5 triệu/ tháng .
giả sử thời hạn vay là 20 năm thì số gốc mỗi tháng là 8.3 triệu/ tháng .

Như vậy tổng gốc + lãi mỗi tháng từ 24-25.8 triệu. Nếu thu nhập của 2 vợ chồng là 45-50 triệu / tháng thì khả năng trả nợ tốt và được duyệt vay.
Tuy nhiên năm 2022-2023 lãi suất có lúc tăng lên 13-14% thì khi này tiền lãi mỗi tháng lên tới 21,6- 23.3 triệu/ tháng=> số gốc lãi hàng tháng sẽ là 29.9 -31.6 triệu lúc này người mua sẽ cần phải tiết kiệm và cân đối chi tiêu rất nhiều mới có thể trả lãi cho ngân hàng.
Có thời điểm lạm phát như những năm 2014 lãi suất có lúc tăng lên 18% thì lúc này khách sẽ bị mất khả năng trả nợ cao dẫn đến nợ xấu và có thể bị tịch thu tài sản do nợ quá hạn, thường là sau 90 ngày.

Ngân hàng duyệt vay dựa vào các khoảng thu nhập từ tiền lương, tiền công là chính. Và được cho là ổn định.
Tiếp theo là các khoản thu nhập từ tài sản cho thuê của khách, như tiền cho thuê nhà, cửa hàng, cho thuê tài sản…Mức thu nhập của khách hàng thường gấp đôi tổng số nợ phải trả thì sẽ được duyệt vay.

3. Chọn mua bds như nào hợp lý.

Theo như các đặc điểm về pháp lý và các lưu ý khi vay ngân hàng ở trên thì cũng phần nào nói lên cách chọn mua bds như thế nào :

Nên mua BĐS pháp lý tốt, có khả năng triển khai và giao nhà đúng hạn.
Lựa chọn vay ngân hàng với khả năng trả nợ thực tế của mình.

Sau đó mới đến các yếu tố về đặc điểm của BĐS, tiện ích…

Về vị trí nên cách chỗ làm việc <12 km vì nếu xa hơn, thời gian di chuyển sẽ làm mình mệt mỏi vì ở Vn các phương tiện công cộng nhanh như Metro vẫn còn kém. Đi lại sẽ làm tiêu hao nhiều sức lực và mệt mỏi khiến chất lượng cuộc sống giảm sút theo.

Nên vay trong khoảng khoản tiền trả góp mỗi tháng chiếm 50% thu nhập của bản thân là trong ngưỡng an toàn

Hiện tại ở thị trường BĐS Viet Nam một số chủ ĐT uy tín và giao nhà đúng hẹn cho khách gồm: Vinhomes, Masterise Homes, Khang Điền, Capitaland, Gamudaland,

Glory HeightS – Dự án của Vinhomes ở TP Thủ Đức – là dự án uy tín tiến độ và giá cả phù hợp với dân văn phòng hiện nay. Giá bán một căn hộ ở đây từ 1,8-7 tỷ tuỳ khu và diện tích.