Thiền có phải chỉ giành cho người theo tôn giáo?

Nếu một người thực dụng và vô đạo (mình không theo tôn giáo nào) như mình lẽ ra mình là người không bao giờ có ý niệm gì về việc tìm hiểu tới thiền định.

Như bài “cơ duyên đến với thiền” mình viết trước đây, thì việc mình biết đến thiền là nhờ sự gieo duyên của Anh Vũ, CT tập đoàn Cen Group. Nếu như người đó không phải là một người sếp, người thầy, người mình đã tiếp xúc trực tiếp và biết đến bằng xương bằng thịt và lại còn là CT của một tập đoàn lớn như vậy, thì cho dù cho mình tiền + thời gian chưa chắc mình đã tìm hiểu sâu về thiền. Trước khi tham gia khoá thiền của tập đoàn thì mình có đọc một số sách nói về thiền và các quy luật bất biến trong cuộc sống. Đa phần là sách Osho. Giải thích và định nghĩa lại mọi gốc rễ của cuộc sống này , và từ đó hành trình tìm tôi là ai bắt đầu.

Có bao giờ bạn tự hỏi bạn là ai? Và bạn sinh ra trên đời này để làm gì?

Mình có biết thiền trong Yoga, hồi trước đi tập yoga thì ai cũng từng thiền đúng không? Nhưng thiền đúng cách thì ít vô cùng. Thực sự là định nghĩa về thiền của đại đa số mọi người là “ ngồi im , nhắm mắt, và cố gắng không suy nghĩ” hồi trước mình cũng nghĩ y như thế. NHƯNG KHÔNG PHẢI, HOÀN TOÀN KHÔNG.

Tiếp theo bạn có thể từng nghĩ giống mình “ thiền chỉ giành cho mấy người theo đạo phật, thầy tu ở chùa, ngồi không, rảnh và nhiều thời gian, vì khi thiền thì sẽ ngồi im, chẳng làm gì thì chỉ có người rảnh mới có thời gian chứ còn gì nữa?” LẠI KHÔNG PHẢI. Vì một Chủ tịch tập đoàn lớn thì theo bạn có rảnh như người đi tu không? Chắc chắn là rất nhiều việc chứ lại, mà nhiều việc thế thời gian đâu mà thiền.

Thế thì việc chúng ta định nghĩa “ thiền là ngồi im” là đã không đúng rồi. Và thiền chỉ giành cho người theo tôn giáo nào đó ví dụ như Phật giáo , thì cũng không đúng nốt. Có rất nhiều người trong giới Doanh Nhân người ta thiền định hàng ngày, và hiện tại người ta vẫn đang điều hành Doanh nghiệp và nhìn họ bên ngoài như một người rất bình thường. Bạn chỉ nhận ra người đó có phải là người đã thiền định, có tính thiền khi bạn được nhìn thấy họ làm việc, tiếp xúc, nói chuyện với mọi người một cách rất điềm đạm, cởi mở, lúc nào trông họ cũng thư thái và vui vẻ, ở bên cạnh họ thì thấy rất bình an. Đó là một số biểu hiện của người có “tính thiền” bên trong họ.

Hoặc là có người khi bạn nhìn thấy họ lần đầu tiên, chưa gặp bao giờ, nhưng bạn liền thấy người đó rất dễ gần, và bạn cảm thấy rất tin tưởng để nói chuyện, nhiều khi là dốc bầu tâm sự, cho dù đó là người lạ mà lần đầu bạn gặp. Người có thể lắng nghe mọi tâm tư có thể vụn vặt nhất, xấu xa, hay tốt đẹp mà bạn nói, vì sao bạn muốn nói chuyện với những người như vậy? Vì bạn cảm thấy tin tưởng đúng không? Những người như thế thì thường có tính thiền bên trong. Chẳng ai nói là uh tôi là người hay thiền đấy, tôi học thiền ở chỗ này chỗ kia, thực hành bao nhiêu năm, hay đi tu ở đâu về ….nhưng ở cạnh người đó bạn sẽ cảm nhận được. Vì thế mà không phải ai thiền tập cũng thành công theo một lộ trình cố định như học lớp 1- lớp 12, mà sự “giác ngộ” hoặc trạng thái “ đạt tới” ở mỗi người là khác nhau. MÀ chỉ có cách là thực hành đúng phương pháp thì bạn sẽ đạt tới, đạt tới lúc nào là tuỳ vào bạn, và cả tuỳ duyên nữa.

Có ngừoi khi biết đến thiền rồi thì lại nghĩ “ thiền là để đạt được sự bình an, hạnh phúc” điều này vừa đúng lại vừa sai. Nếu bạn thiền và cảm thấy việc thiền là an, là hạnh phúc thì đúng. Còn nếu bạn “thiền để tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc thì ban hiểu chưa đúng”. Không những đối với thiền. Mà mọi việc khác khi bạn làm ví dụ: bạn làm từ thiện vì muốn được bình an, vì muốn được này được kia, bạn đi làm để tìm kiếm tiền và có tiền đối với bạn là hạnh phúc, thế thì khi không tiền, không làm từ thiện thì bạn sẽ hết hạnh phúc và hết bình an? Sau đó bạn lại lặp lại quá trình “TÌM KIẾM” đó và thế là tới lúc sắp chết bạn lại thấy mình không có gì. ….nếu bạn muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn này và sống một cuộc sống có hiệu quả hơn thì mình thành thực khuyên bạn nên tìm hiểu về thiền một cách nghiêm túc và đúng chỗ. Vì hiện nay việc lợi dụng “thiền” để làm chuyện khác lại mọc lên như nấm sau mưa. Ôi một vòng luẩn quẩn như thế cuốn ta theo dòng xoáy vô tận tới lúc chết.

Như vậy kết luận là không phải thiền chỉ giành cho người theo tôn giáo, thầy tu hay nhà sư. Mà thiền giành cho tất cả những ai muốn sống hiệu quả và hạnh phúc. Càng không phải là đi tìm kiếm cảm giác hạnh phúc , bình an thì mới đi thiền. Mà là cứ thiền đi bạn sẽ rõ. Lúc đó tự bản thân sẽ sáng tỏ mọi thứ. Thật đấy. Ngôn ngữ và chữ viết là một công cụ tuyệt vời của cong người nhưng vẫn khó dễn đạt lắm.

À mà mình nói thêm rằng những người mang “tính thiền” như Đức Phật Thích Ca hay Chúa Giêsu, đều không nói hay viết về những tập kinh phật hay kinh thánh. Họ không để lại gì cả ngoài tính thiền trong họ, kinh thánh hay kinh phật đều là những con chiên hay phật tử, viết lại. Bạn đã hiểu được thêm chút nào không? Mình hi vọng là sẽ có!

Đây là Cô Lan Hương, người dẫn thiền đầu tiên mình biết và học theo. Người mặc áo xanh và đeo khăn đó . Biết ơn Cô và Chủ Tịch đã gieo duyên.